Mạng xã hội Việt Nam tìm lối đi riêng

Rate this post

Trong thời gian vừa qua có nhiều mạng xã hội Việt Nam ra mắt người dùng để khẳng định một điều rằng người Việt vẫn luôn khát khao có một sân chơi riêng của chính mình. Một niềm tin không bao giờ cạn trong bối cảnh các mạng xã hội lớn trên thế giới đang “xâm chiếm” ngày càng mạnh mẽ.

Ra đời sau, người dùng đã an yên cư trú ở các mạng xã hội lớn như Facebook… vậy đâu là cơ hội cho mạng xã hội Việt Nam.

Về bản chất người dùng hiểu những thứ na ná giống với mạng xã hội là mạng xã hội. Họ không qua rạch ròi phân tách cái này kiểu này và cái kia kiểu kia. Cái họ cần chính là giá trị mạng lại cho họ khi hàng ngày sinh hoạt trên mạng xã hội. Giá trị đó có thể là vô hình (họ làm thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội), có thể là hữu hình (họ thu được tài sản hoặc tiền bạc nhờ hoạt động tích cực trên mạng xã hội). Người dùng không quá khó tính về mô hình sản phẩm của mạng xã hội nhưng họ lại khó tính về so sánh, thói quen và đổi mới.

Cùng nhìn lại một số mạng xã hội hoặc gần giống như mạng xã hội đang phố biến hiện nay để biết rõ ràng về mô hình sản phẩm, business model của chúng.

Facebook là mạng xã hội lớn mạnh nhất thế giới. Đúng chuẩn mô hình sản phẩm mạng xã hội lấy nội dung làm trung tâm xoay quanh tương tác bạn bè và newsfeed. Nội dung của Facebook rất đa dạng. Nội dung được tạo ra từ người dùng hay nói cách khác mỗi người dùng là một content creator tích cực. Ngoài ra nội dung được tạo từ các hệ thống khác của Facebook như fanpage, quảng cáo, hội nhóm… Tât cả chúng đều có sự tham gia của copywriter, chính là content creator quản trị.

Zalo theo định hướng ban đầu là OTT app chat (over the top). Zalo cũng có feeds và friends nhưng feeds không có cách thức hoạt động giống như một mạng xã hội. Ví dụ các comment cúa status bị ẩn với người lạ. Zalo là một ứng dụng chat mạnh mẽ.

Rất nhiều người dùng nghĩ Youtube là mạng xã hội vì người dùng có thể tạo kênh, kết nối qua kênh, có like, có chia sẻ, có comment… Tuy nhiên Youtube không phải là mạng xã hội, Youtube là video search engine có nội dung chủ yếu là video. Youtube không có feeds và kết nối friends yếu. Người dùng có một số thói quen trên các sản phẩm khác nhau sẽ nghĩ chúng giống nhau về mô hình sản phẩm, nhưng không phải vậy, mô hình sản phẩm được định hình ngay từ ban đầu. Chính vì vậy, Google đã từng xây dựng mạng xã hội Google+.

Gapo là mạng xã hội dành cho giới trẻ. Tiktok là sản phẩm cùng ngách với Gapo.

Hahalolo là mạng xã hội du lịch. Liberzy là sản phẩm cùng ngách và tỏ ra xuất sắc hơn khi được SharkTank đầu tư.

Mạng xã hội Lotus mới được ra mắt hôm 16-9-2019 rất ấn tượng về cả truyền thông và sản phẩm. Lotus cũng lấy nội dung làm trung tâm, content creator là người dùng, các đơn vị báo chí, KOL, influencer… Lúc ban đầu Lotus đối mặt với bài toán con gà quả trứng nên người dùng sẽ cảm thấy trống vắng, kém hấp dẫn do nội dung mới chỉ được phân phối với các cơ quan báo chí. Lotus cần đẩy mạnh các hoạt động tạo nội dung đa dạng từ nhiều đối tượng khác nhau để duy trì lượng truy cập và gia tăng số lượng người dùng. Đây là bài toán khó đầu tiên mà Lotus cần vượt qua. Bài viết này không đi sâu “mổ xẻ” Lotus nên chỉ viết đến đây.

Cuộc chơi nhiều chông gai chỉ dành cho những người quả cảm, dám nghĩ dám làm và bền bỉ theo đuổi khát vọng thay đổi thị trường mạng xã hội. Hãy cứ khát khao, cứ dại khờ như Steve Jobs đã nói để vượt qua tất cả rào cản. Chúc cho các mạng xã hội Việt Nam chân cứng đá mềm.

The InboundLand team