Nhầm lẫn do biểu tượng và typography trộn vào nhau
Trường hợp này xảy ra với một số thương hiệu thiết kế logo nhưng không kiểm soát phần nhận biết thương hiệu trên logo dẫn đến việc làm các hoạt động brand marketing trở nên lãng phí ngân sách và kết quả thu được lại theo chiều hướng khác.
Logo có 2 loại: biểu tượng và typography; và chỉ có typography. Nếu tách bạch được 2 loại này thì logo hoàn toàn đúng với định vị thương hiệu. Tuy nhiên có một số nhà thiết kế lại lấy một phần của text typography làm biểu tượng dẫn đến phần còn lại của typography khiến khách hàng hiểu theo một cái tên khác.
Ví dụ: CareABC. Nếu thiết kế logo bao gồm biểu tượng và typography CareABC thì được. Nếu tách chữ C thành biểu tượng và typography còn lại là areABC thì không được. Tên thường hiệu bị đổi thành areABC. Dù cho chữ C được thiết kế vẫn là chữ C trong typography nhưng nếu nhìn ở khoảng cách trung bình thì typography areABC sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với các quảng cáo ngoài trời khi khách hàng chỉ nhìn thương hiệu có vài giây. Họ sẽ nghi đó là areABC.
Suy nghĩ của người làm marketing là logic, tức là khách hàng đương nhiên phải hiểu đó là typography có ý nghĩa. Nhưng khách hàng không nghĩ vậy, họ nghĩ nhưng cái rơi vào mắt họ, đó là areABC. Mặc dù đọc ra nó không có ý nghĩa.
Đối với những thương hiệu mới ra mắt cần làm bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng. Đừng đánh đố khách hàng. Khi thương hiệu đã tồn tại lâu thì lúc đó có thể mơ mộng một bộ nhận diện hiện đại, vẽ vời và màu sắc mới mẻ. Lúc đó thương hiệu sẽ được ủng hộ vì nó đã quen thuộc rồi. Giống như trường hợp dám thay đổi của Maritimebank.

Cách khắc phục logo gây nhầm lẫn nhận biết thương hiệu
Cách khắc phục đơn giản nhất là hạn chế sự xuất hiện của logo ở nhiều vị trí khác nhau trong chiến dịch marketing. Cách khắc phục về lâu dài là thiết kế mới bộ nhận diện thương hiệu. Sau đó thay dần logo mới trong các chiến dịch marketing. Thông báo với khách hàng về việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu trên social media, email marketing, website…
InboundMarketing tổng hợp từ bài viết của CEO Nam Đỗ – MIFA Creative Digital Agency